Tại Bệnh viện tỉnh Cao Bằng, qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lân sàng, bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu, viêm phổi, suy thận, nên được đưa vào khu điều trị tích cực bệnh nhân nhiễm Covid-19. Quá trình điều trị, bệnh nhân có tiên lượng xấu, diễn biến bệnh phức tạp phải theo dõi sát sao, điều trị tích cực.
![]() |
Số tiền 29.302.500 đồng, tấm lòng của bạn đọc đã được báo VietNamNet chuyển đến tận tay gia đình |
Ở độ tuổi quá nhỏ, Trung đã mắc phải căn bệnh ung thư não ác tính. Căn bệnh cướp đi tuổi thơ của đứa trẻ còn quá đỗi ngây thơ ấy. Hàng ngày, con phải chịu đựng những đợt truyền hoá chất đầy đau đớn khiến cơ thể suy kiệt trầm trọng.
Nhưng đó chưa phải là bất hạnh duy nhất đối với gia đình. Trung còn có một người anh trai sinh năm 2007 tên là Hà Quang Luận. Lên 3 tuổi, Luận không phân biệt được màu sắc, mắt ngày càng đục và lồi ra, không nhìn rõ vật. Tại Bệnh viện Mắt trung ương, bác sĩ kết luận con bị tăng nhãn áp glocom. Bệnh này không thể phẫu thuật, không có kính trợ lực, không có thuốc chữa, gây mù lòa vĩnh viễn. Cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc khi con đứng trước nguy cơ mù loà.
Hiện Luận vẫn thường xuyên đi khám định kỳ và nhỏ thuốc mắt. Con thuộc diện học sinh khuyết tật, chỉ nhìn thấy chữ qua làn sương mờ, đi đường và sinh hoạt theo bản năng.
Đứng trước tình cảnh hai con mắc bệnh nan y, anh Hà Văn Lý (bố của cháu Hà Quang Trung và Hà Quang Luận) đi làm cật lực cũng không đủ tiền lo liệu thuốc thang, chữa bệnh. Chưa hết, anh Lý còn bị thoát vị đĩa đệm gây suy giảm sức lao động nghiêm trọng. Tiền thuốc cho con hầu hết anh phải đi vay mượn bạn bè, họ hàng.
Cảm thông trước hoàn cảnh gia đình em Hà Quang Trung, bạn đọc báo VietNamNet đã ủng hộ số tiền 29.302.500 triệu đồng. Xúc động trước tình cảm từ các nhà hảo tâm, anh Lý rưng rưng: “Trong lúc cả nhà tôi gặp khó khăn thế này, được bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ thực sự quý giá quá. Số tiền đó vợ chồng có thể trang trải thuốc men cho cháu Trung một thời gian. Tôi xin cảm ơn tấm lòng của mọi người dành cho gia đình”.
Phạm Bắc
Ngày 24/1, báo VietNamNet trao số tiền 26.615.500 đồng của bạn đọc đến với em Nguyễn Quốc Tuấn mắc hội chứng thận hư.
" alt=""/>Bạn đọc giúp đỡ bé Hà Quang Trung mắc bệnh u nãoTheo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân có smartphone cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone và bật chế độ Bluetooth.
Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có smartphone phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế VHD và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.
Người dân cũng cần dùng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để khai báo y tế và chịu trách nhiệm về những thông tin mình khai báo. Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, người dân có thể dùng điện thoại quét mã QR tại điểm đó.
Trong lần đầu khai báo y tế điện tử, người dân khai tại một trong các ứng dụng khai báo y tế. Sau khi khai, người dân nhận mã QR của hệ thống tạo ra để phục vụ dùng khai báo y tế về sau.
Khi cần cập nhật khai báo y tế, người dân có thể khai báo/cập nhật thông tin trên web hoặc trên các ứng dụng. Ở những lần khai báo sau, người dân không phải khai lại các thông tin chung mà chỉ cần cập nhật thông tin về triệu chứng hay dịch tễ của 21 ngày gần nhất.
Xử phạt các trường hợp có smartphone nhưng không cài app phòng chống dịch
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của từng đối tượng trong việc sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại các cảng hàng không, trên các phương tiện giao thông công cộng cũng như những địa điểm khác.
![]() |
Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có smartphone phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế VHD và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Ảnh minh họa: moh.gov.vn) |
Đơn cử như, với các phương tiện giao thông công cộng, chủ phương tiện chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin hành khách đi trên phương tiện, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết. Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện công cộng có smartphone và phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, xử phạt các trường hợp có smartphone nhưng không cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch Covid-19 và điều kiện thực tế tại địa phương.
Đồng thời, quyết định khu vực, địa điểm đang có ổ dịch Covid-19 trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế để áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch phù hợp mà không áp dụng hướng dẫn.
Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương trong lĩnh vực được giao quản lý trực tiếp hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên địa bàn quản lý.
Người đứng đầu các tổ chức, cơ sở, địa điểm, khu vực được giao quản lý trong phạm vi áp dụng hướng dẫn chịu trách nhiệm việc tổ chức triển khai, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện nghiêm hướng dẫn.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí là các điểm như trụ sở làm việc; khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; quán bar; vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ massage, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình… Nơi tập trung đông người gồm có: bệnh viện, các cơ sở y tế; chung cư; trường học; nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên phương tiện giao thông công cộng; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu; đám tang, đám cưới; địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí; khu tâm linh… |
Vân Anh
Trước đề xuất của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và chỉ đạo các địa phương thực hiện thông điệp phòng, chống Covid-19 là “5K cộng vắc xin và công nghệ”.
" alt=""/>Tất cả người dân có smartphone phải cài Bluezone và bật Bluetooth